Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Tầng lớp vua chúa ở VN: Quan trí thấp và văn hóa lùn"

Quan trí thấp và văn hóa chưa cao"
BẠCH ĐẰNG0 18/07/17 (GDVN) - "Lối nghĩ, làm ngược lại các quy định của pháp luật mà không xử lý được mới là người có quyền lực cho thấy cái thói phong kiến vẫn đang tồn tại hiện nay".
Phó Giáo sư Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu
văn hóa và phát triển (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
Dư luận đang phản ứng gay gắt xung quanh việc bà Lê Mai Trang - Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân, Hà Nội tỏ ra bề trên khi bị người dân bắt lỗi vi phạm đỗ xe và việc Trung tướng Võ Văn Liêm cãi cự gay gắt với cảnh sát giao thông khi bị yêu cầu dừng xe, phạt lỗi. Nhiều người không hiểu sao, khi rơi vào hoàn cảnh tưởng chừng đời thường như vậy, bà Lê Mai Trang và ông Võ Văn Liêm lại có những phản ứng dữ dội, thái quá đến vậy.

Để giải thích về cách ứng xử của bà Lê Mai Trang và ông Võ Văn Liêm, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa phát triển (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).

Đánh giá về những hành vi trên, ông Lê Quý Đức cho rằng: “Với những cán bộ rơi vào hoàn cảnh như bà Trang, ông Liêm mà ứng xử như vậy là thiếu văn hóa.

Văn hóa ở đây theo nghĩa khá rộng, trước hết được hiểu là tôn trọng những quy định chung.

Thiếu gương mẫu và thiếu tôn trọng chính bản thân mình, thiếu tôn trọng dân”.

Vị chuyên gia này phân tích thêm: “Việc dư luận xã hội lên án, mạng xã hội bình phẩm chứng tỏ nhiều người không đồng tình.

Việc người có chức, có quyền ứng xử như vậy sẽ tác động xấu đến xã hội. Đáng lẽ, bà Phó Chủ tịch quận, hay ông Trung tướng phải là những người gương mẫu.

Việc ứng xử như vậy không có nghĩa là nâng cao địa vị của những người này lên như họ nghĩ và thực chất đã làm cho địa vị, uy tín của những người này trong con mắt của nhân dân, quần chúng đang bị hạ thấp”.


Hình ảnh không được đẹp được cho là của Trung tướng Võ Văn Liêm (ảnh cắt từ clip).

Hiện, dư luận đặt ra câu hỏi vì sao, những con người ở cương vị như bà Trang, ông Liêm với học vấn và sự trải nghiệm sống dày dặn đáng lẽ không có chuyện cự cãi, cáu gắt, bề trên trong ứng xử như thế?.

Để giải thích cho hành vi có phần khó hiểu như trên, chuyên gia Lê Quý Đức đã chỉ ra một số nguyên nhân. Theo ông Lê Quý Đức: “Nguyên nhân có rất nhiều như bắt nguồn từ sự tự giáo dục, tự rèn luyện chẳng hạn.

Nhưng nguyên nhân chính tôi cho rằng đó là lối suy nghĩ quan chức được quyền đứng trên xã hội.


Luật pháp đã quy định về điểm dừng đỗ xe sao cho đúng luật, văn minh, đi xe sao cho đúng tốc độ, khi bị cảnh sát giao thông yêu cầu thì ứng xử như thế nào cho hợp lý…

Nhưng đặt trong văn cảnh trên, cả bà Trang và ông Liêm đều không ứng xử đúng mực.

Ở đây, nó biểu hiểu một trình độ quan trí thấp. Những người này là cán bộ, quan chức mà không nghĩ mình là người “công bộc của dân” - nói theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Những người này không hiểu rằng, mình chỉ là người đại diện cho nhân dân, được nhân dân giao quyền ấy thôi.

Làm cán bộ mà cứ nghĩ rằng quyền trong tay mình, hành xử thế nào thì hành xử là không được”.

Bà Lê Mai Trạng bị tố trên cộng đồng mạng xã hội.

Phó Giáo sư Lê Quý Đức nhận định rằng : “Việc còn tồn tại cán bộ có lối hành xử kiểu bề trên như ông Liêm, bà Trang là một biểu hiện của quan lại thời phong kiến.

Thói quen của thời kỳ phong kiến là người cầm quyền không thực hiện quy định đã đặt ra thì mới chứng tỏ mình là người có quyền lực.

Việc làm ngược lại các quy định mà không ai xử lý được mình thì đó mới là người có chức.

Nhiều cán bộ làm như vậy để tăng thêm cái oai của mình đang cho thấy cái thói phong kiến vẫn tồn tại trong xã hội của chúng ta”.


"Tôi cho rằng thái độ của bà Phó chủ tịch quận Thanh Xuân là chưa đúng mực"

Ông Lê Quý Đức cũng cho rằng: “Những hành vi như của bà Trang, ông Liêm có tình nguy hại rất lớn cho xã hội.

Một hành vi rất nhỏ nhưng nó bộ lộ ra một hệ thống vấn đề như văn hóa tổ chức, văn hóa quản lý xã hội. Vấn đề nhỏ nhưng có chiều sâu lớn.

Những hành vi như trên, đã phản ánh sự thiếu tôn trọng luật pháp trong xã hội của chúng ta. Người có chức, có quyền chưa hẳn đã tuân thủ luật pháp.

Tình trạng này phổ biến trong nhiều lĩnh vực mà không riêng lĩnh vực giao thông…”.

Trước đó, theo nguồn tin của Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, vào ngày 7/7, bà Lê Mai Trang – Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân đi ăn trưa cùng một nữ nhân viên tại phố Nguyễn Quý Đức.

Hai người này đỗ xe lấn chiếm lối đi vào ngõ dân sinh, bị người dân phản ứng gay gắt.

Thay vì đỗ xe đúng quy định, bà Lê Mai Trang sau đó có gọi điện cho ai đó và một lát sau, tại nơi đỗ xe đã xuất hiện Trưởng Công an Phường, Chủ tịch Phường Thanh Xuân Bắc.

Hành động của bà Trang khiến người dân ở đó không phục. Sau đó, người dân đã trích xuất video camera rồi tung lên mạng xã hội với lời lẽ rất bức xúc: "Cả nhà có ai biết chị này làm gì ở quận Thanh Xuân không?

Khoảng 12h chị này đi ăn bún ở Nguyễn Quý Đức, chị ấy điều động cả hệ thống chính quyền ra trông xe cho chị, quá khủng".

Còn theo thông tin trên nhiều tờ báo, một đoạn video ghi lại việc Trung tướng Võ Văn Liêm cãi cự với cảnh sát giao thông vì yêu cầu dừng xe, kiểm tra.

Điều đáng bàn, trong lúc cãi cự vị Tướng này còn dọa cách chức cả lãnh đạo của anh cảnh sát giao thông này.
Những hình ảnh của Tướng Liêm và bà Trang đang khiến cộng đồng mạng cho rằng không nên ứng xử như vậy vì không đúng chuẩn mực của người cán bộ.
Bạch Đằng

http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Quan-tri-thap-va-van-hoa-chua-cao-post178191.gd

1 nhận xét:

  1. Ông Lê Quý Đức cũng cho rằng: “Những hành vi như của bà Trang, ông Liêm có tình nguy hại rất lớn cho xã hội."
    Hà hà ,vấn đề không chỉ là hai cá nhân nọ,mà là cả cái hệ thống cai trị đang nắm đầu toàn dân đấy. Tôi chứng minh cho ông thấy nhé,sự việc của bà Trang thì đã được bao che và có vẻ chì, xuồng,việc của ông Liêm bất quá cũng sẽ lùm xùm vài bữa rồi chìm vào quên lãng...vì sao ?vì chính quyền bao che cho họ,cấp trên của họ không phạt họ thì thằng dân nào dám hó hé. Vì ỉ lại có chống lưng nên họ mới coi dân là c..ứ...t .
    Vậy thì ông phài sửa cái phát ngôn ở trên thành “Những hành vi bao che lấp liếm của lãnh đạo thuộc giai cấp thống trị có tính nguy hại rất lớn cho xã hội."

    Trả lờiXóa