Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Tham nhũng ở đâu tồi tệ hơn: CNXH hay CNTB?

Tham nhũng ở đâu tồi tệ hơn: CNXH hay CNTB?
10.10.2017Mới đây, Jake Van Der Kamp, người phụ trách chuyên mục trong tờ báo South China Morning, có bài viết về nạn tham nhũng dưới các chế độ xã hội chủ nghĩa, nhà quan sát phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết. Song, ông gọi các chế độ này đều là "nền kinh tế chỉ huy". Nhiều người Nga cho rằng, cuối thời kỳ cầm quyền của Stalin, tham nhũng hầu như biến mất. Dưới thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc là quốc gia ít tham nhũng. Nhiều tác giả Việt Nam thừa nhận rằng, ở Việt Nam tham nhũng bắt đầu phổ biến rộng rãi sau khi đất nước chuyển sang kinh tế thị trường.
Nguyên nhân dẫn đến những suy luận về nội dung này là thông tin về việc sa thải và bắt giữ những quan chức cấp cao Trung Quốc bị buộc tội tham nhũng. Ông Jake Van Der Kamp ngạc nhiên trước phản ứng của nhiều người dân Trung Quốc bình thường vì có vẻ như tất cả họ đều tin rằng "chuyên chính vô sản tạo ra khả năng miễn dịch với nạn trộm cắp". Còn tác giả bài báo tin chắc rằng, nạn tham nhũng là bộ xương của nền kinh tế chỉ huy, "giống như bột là thành phần chính của món mì".

Theo tôi, chính Jake Van Der Kamp đưa thông tin sai lệch với độc giả để bôi nhọ hệ thống chính trị và kinh tế hiện tại của Trung Quốc.


© AFP 2017/ HOANG DINH HAM
Trong cuộc chiến chống tham nhũng số phận của Việt Nam đặt lên bàn cờ

Trên thực tế, nếu nói về các phương pháp chỉ huy và chuyên chính vô sản, thì chính trong điều kiện này đã làm giảm bớt và kiềm chế tham nhũng ở mức độ cao nhất. Ở đây có thể nhắc nhở về thời kỳ Xô viết, khi đó đứng đầu Liên Xô là nhà lãnh đạo độc đoán Iosif Stalin có bản tính cứng rắn. Nhiều người Nga cho rằng, cuối thời kỳ cầm quyền của Stalin, tham nhũng hầu như biến mất. Và dưới thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc là quốc gia ít tham nhũng.

Ở Nga tham nhũng bắt đầu phổ biến nhanh chóng sau khi Gorbachev áp dụng một số yếu tố nhất định của kinh tế thị trường, khuyến khích kinh doanh tư nhân và những hợp đồng hợp tác kinh doanh. Số doanh nhân giàu có ngày càng nhiều. Còn các quan chức kiểm soát tình hình trong nền kinh tế đã có thu nhập thấp hơn, nhưng muốn nhận được nhiều hơn. Các doanh nhân bắt đầu mang hối lộ đến họ để nhận bất cứ giấy phép nào. Dần dần, toàn bộ dân chúng Nga đã quen với ý kiến ​​ rằng, ăn hối lộ là điều bình thường.

Ngày nay, cả Trung Quốc và Việt Nam đều phát triển tích cực không chỉ riêng nền kinh tế quốc dân mà còn cả kinh tế tư bản tư nhân. Và các nhà tư bản có phương pháp làm việc riêng, đạo đức riêng. Để có được số lợi nhuận càng nhiều càng tốt, họ sẵn sàng thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội, bao gồm hối lộ quan chức có quyền lực trong nhà nước tập quyền. 

Trước đây, các quan chức cộng sản đã có tinh thần đạo đức khác: tất cả vì lợi ích của nhân dân, mức lương của họ không vượt quá mức lương của công nhân lành nghề. Dưới thời Liên Xô, các bộ trưởng và ủy viên Bộ Chính trị không sở hữu bất động sản, các căn nhà ở vùng ngoại ô và căn hộ của họ thuộc sở hữu của nhà nước, và không sánh được với những biệt thự sang trọng của các quan chức cấp cao tại Liên bang Nga. Ví dụ, Bộ trưởng Nga Ulyukayev, người vừa bị bắt vì nhận hối lộ, sở hữu 15 căn hộ và biệt thự ở vùng ngoại ô.


© SPUTNIK/ EKATERINA SHTUKINA
Quan chức Ngân hàng trung ương ngạc nhiên trước tin bắt giữ ông Ulyukayev

Vào những năm 1970, các quan chức cấp cao ở Việt Nam cũng sống khá giản dị. Có một lần tôi đã thấy ông Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, dùng xe công, nhưng đó là xe mác Zhiguli màu vàng, mà người Nga gọi là "đồng xu". Nhiều tác giả Việt Nam thừa nhận rằng, ở Việt Nam tham nhũng bắt đầu phổ biến rộng rãi sau khi đất nước chuyển sang kinh tế thị trường.

Mặc dù tham nhũng có mặt dưới cả chế độ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa (còn được gọi là xã hội công nghiệp), tôi cho rằng, chính quyền cộng sản có nhiều cơ hội hơn để vượt qua nó. Những người cộng sản có tinh thần đạo đức khác — họ chống lại tính vụ lợi, vì công bằng xã hội và sự bình đẳng. Xin nhắc rằng, dưới thời Stalin đã tuyển chọn cẩn thận những người được giao chức Bộ trưởng, trên cơ sở phẩm chất đạo đức và khả năng của người ấy, còn hối lộ hoặc thông qua quan hệ gia đình, quen biết thì không giúp được gì.

https://vn.sputniknews.com/opinion/201710104132428-than-nhung-o-dau-toi-te-hon-cnxh-hay-cntb/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét