Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

VIỆT NAM: TƯỚNG QUÁ NHIỀU & HỆ LỤY

VIỆT NAM: TƯỚNG QUÁ NHIỀU & HỆ LỤY
Nguyễn Đăng Quang - Việc tăng quy mô quân đôi, Công An cả về số lượng quân sĩ và tướng tá không bình thường đã ngốn một khoản tiền ngân sách quá lớn, mất đi ngân dành cho đầu tư phát triển và cải thiện dân sinh. Thêm nữa, lực lượng này tham gia vào lãnh đạo cấp cao đã ảnh hướng lớn đến chính sách phát triển của đất nước cũng như công tác điều hành hiệu quả của cơ quan nhà nước.

Vừa qua, nhân việc Bộ Quốc phòng trình Quốc Hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sỹ quan QĐND Việt Nam, QĐNDVN có tối đa là 415 sỹ quan cấp tướng, song trong thực tế đã là 489 tướng, “dôi ra” 74 tướng. Đó là chưa kể số “thiếu tướng chìm” hay “đại tá nhô”, là sỹ quan cấp đại tá không phong tướng nhưng hưởng lương thiếu tướng! Con số này là bao nhiêu, hiện chưa có thống kê chính thức.

Năm 1975 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân số lực lượng vũ trang khoảng từ 1,1 -1,2 triệu binh sỹ. Và được khoảng 50 tướng lĩnh chỉ huy: 36 sỹ quan cấp tướng trực tiếp tham dự chiến dịch HCM lịch sử. Hiện nay quân đội VN hiện có khoảng 412.000 binh sỹ tại ngũ, có 489 tướng chỉ huy (chưa đến 1000 lính có 1 tướng). Từ 2006-2014, thời Bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh, đã có tổng cộng 231 sỹ quan cấp tướng được phong, gồm 10 Thượng tướng, 65 Trung tướng và 157 Thiếu tướng.

Nhìn sang TQ: Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) luôn là đội quân lớn nhất thế giới, năm 2014 có 2.285.000 binh sỹ. TQ chi cho PLA là 216 tỷ USD, đứng thứ hai TG. Từ 1994 đến nay, TQ bãi bỏ 2 quân hàm Nguyên soái và Đại tướng. Sỹ quan cấp tướng cao nhất của PLA hiện nay chỉ là Thượng tướng. Và điều đặc biệt nữa là, từ 20 năm nay, không một sỹ quan quân đội nào của PLA được tham gia vào Ban Bí thư hoặc Bộ Chính trị của Ban CHTW Đảng CSTQ!

Về mặt quan điểm tổ chức nhà nước, từ thời phong kiến đã cho rằng: các tướng lĩnh chỉ đóng vai trò trong chiến tranh. Khi hòa bình họ được hậu đãi nhưng không bao giờ được tham gia lãnh đạo cấp cao, do đặc trưng nghề nghiệp (tính bạo lực) cũng như hiểu biết rất hạn chế về quản lý đất nước.

Ở Việt Nam, từ thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn là gốc công an, nên ông đã cho mở rộng quy mô CA gần bằng lực lượng quân đội (cả quân sĩ và tướng tá). Thông thường, lực lương CA các nước chỉ bằng 1/3 hay 1/4 lực lượng quân đội, đúng với vai trò giữ gìn an ninh trong nước (nội bô). Lương và chi phí khác cho CA và quân đội rất cao (hệ số lương 1,8: gấp gần 2 lần công nhân viên thường). Thêm nữa, vì ưu đãi lực lương nòng cốt bảo vệ Đảng và nhà nước, chi cho ngành CA hiện quá lớn, chiếm tới 12% ngân sách (hơn cả chi cho quân đội, bằng toàn bộ chi cho khu vực hành chinh, đảng đoàn và các tổ chức xã hôi). Trong khi đó con số này ở Mỹ là trên 2%. Đó là lý do phần ngân sách dành chi cho đầu tư phát triển và an sinh của VN rất thấp, dẫn đến giáo dục, y tế xuống cấp năng nề.



Một điều trái với quy luật như đã nói ở trên, đó là việc lực lượng quân đội, CA tham gia vào các bộ phận lãnh đạo cao cấp, đã ảnh hưởng đến chính sách phát triển cũng như điều hành đất nước theo xu hướng xấu. 

Trong 19 thành viên bộ Chính trị, có đến 5 người là tướng CA và quân đội (trên 25%). Trong 180 Ủy viên TW đảng, có tới 37 người là CA, quân đội. Những người này cũng là thành viên của quốc hội. Vì thế nhiều luật đưa ra, cũng như chính sách được ban hành có chiều hướng bị CA hay quân đội hóa hay bị các lực lương này chi phối. 

Chẳng hạn, chính sách “quân đội làm kinh tế” (đã có nhiều bài phân tich sự nguy hại của nó) hiện nay chỉ có ở Việt Nam đang thực thi. Ở TQ, từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông đã xó bỏ hoàn toàn tình trạng này. Hay một ví dụ khác, Ở sân bay Tân Sơn Nhất, vì các công ty quân đội chiếm một phần đất sân bay để kinh doanh sân Golf và nhà hàng, vận tải hàng không cũng như giao thông của TP CHM luôn bị tắc nghẽn, năng lực vận tải chỉ đạt con số rất thấp. 

Trong khi nước ta đang nghèo, không tận dụng được sân bay Tân Sơn Nhất mà phải bỏ tiền rất lớn để xây sân bay Long Thành. Thật vô lý. Chúng ta đang sống trong một xã hội bạo lực tràn lan, tàn bạo, vô lương trì, do ảnh hưởng trực tiếp từ những hành xử bao lực, tàn bạo từ chính các cơ quan công quyền CA & quân đội (3 năm từ 10/2011 đến 9/2014, có 226 người chết trong đồn CA khi bị tam giam).
Phân tích sơ lược trên đây cho thấy, việc tăng quy mô quân đôi, CA cả về số lượng quân sĩ và tướng tá không bình thường đã ngốn một khoản tiền ngân sách quá lớn, mất đi ngân dành cho đầu tư phát triển và cải thiện dân sinh. Thêm nữa, lực lượng này tham gia vào lãnh đạo cấp cao đã ảnh hướng lớn đến chính sách phát triển của đất nước cũng như công tác điều hành hiệu quả của cơ quan nhà nước

1 nhận xét:

  1. Tôi không hiểu tại sao BHYT của sỹ quan và QNCN hiện nay khi về hưu THÌ được hưởng chế độ thanh toán 100% ... Trong khi đó HSQ và CS nhập ngũ sau 30/4/1975 ( Thời gian này thực tế rất cực khổ và nguy hiểm ( vì chiến tranh hai đầu đất nước và biên giới phía Bắc tiếp diễn tới 1988 ) sau khi ra quân , nay đã cao tuổi thì lại không được hưởng chế độ ưu đãi đó ????????????
    Mong mỏi vô biên và chờ đợi là CHÍNH PHỦ VÀ BỘ QUỐC PHÒNG VN nên có quy định cho những đối tượng là HSQ CS nhập ngũ ( sau 30/4/1975 đến trước 1/1/1988 ) được HƯỞNG CHẾ ĐỘ BHYT thanh toán 100% như anh chị em nhập ngũ trước 30/4/1975 và như anh chị em Sỹ quan và QNCN hiện nay khi nghỉ hưu đã được .
    Nguyện vọng chính đáng như vậy mà chả biết lãnh đạo cao cấp của NN và bộ QP VN có hiểu cho không ? Đừng để anh chị em ngậm ngùi chờ đợi nữa vì họ đã bắt đầu VỀ GIÀ RỒI ...

    Trả lờiXóa