Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

Toàn học sinh giỏi, học sinh tiên tiến thành cá biệt

Xã hội quái thai, giáo dục cũng quái thai... Nhìn lên bầu trời Việt Nam thấy mây bay tạo thành hàng chữ: Một đất nước vô văn hóa.
Quá nhiều học sinh giỏi, học sinh tiên tiến bỗng trở thành cá biệt
LĐO | 24/05/2018 Chục năm trở về trước, mỗi lớp dăm chục học sinh, những người được học sinh giỏi có khi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng bây giờ, thời thế đã đổi chiều, chúng ta đang sống trong thời “ra ngõ gặp… học sinh giỏi”, được học sinh tiên tiến có khi trở thành cá biệt.
Bảng điểm với chi chít điểm 10 của nữ sinh miền
 Tây đang được lan truyền trên mạng xã hội. 
Hiện các trường phổ thông trên cả nước đang bước vào những ngày cuối cùng của năm học, với các hoạt động tổng kết, công bố bảng điểm và xếp loại học sinh. Những ngày qua, trên mạng xã hội, phụ huynh cũng rào rào khoe bảng điểm con, với “cả rừng” điểm 9, điểm 10.

Dĩ nhiên, con đạt được nhiều điểm 10, rất đáng được khen và tự hào. Vì đó là kết quả sau cả một năm con cái và phụ huynh cùng nỗ lực, ai cũng muốn khoe với cả thiên hạ.

Nhưng bây giờ dường như điểm 9, 10 đã trở thành "điểm phổ cập”. Ngày xưa, khi con cái được điểm 10, được danh hiệu học sinh giỏi, có khi phụ huynh háo hức đi khoe cả làng. Bây giờ, đạt điểm 8 mới là hiếm, nhiều trường trên thành phố, số học sinh tiên tiến trong một lớp có khi chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Học sinh than chương trình nặng quá, nhiều bài khó quá, nhưng đến cuối năm học vẫn là “rừng điểm 10”. Bởi bây giờ, điểm số là kết quả nỗ lực của không riêng học sinh, mà còn của phụ huynh và cả giáo viên.

“Trước đây, khi chưa áp lực chỉ tiêu thi đua, học sinh nào điểm yếu hoặc không làm bài thì cuối năm ở lại lớp. Còn bây giờ, nếu các em học yếu, bị điểm kém, có khi giáo viên chúng tôi còn lo hơn học sinh. Chỉ cần không đạt được chỉ tiêu đặt ra là không hoàn thành nhiệm vụ. Một lớp không hoàn thành sẽ ảnh hưởng đến thi đua của cả trường. Như vậy ai dám cho học sinh ở lại lớp?” - một giáo viên đang dạy tại trường tiểu học ở Hà Nội trải lòng.

Nhiều giáo viên khác cũng thừa nhận, chuyện thầy cô chấm nới tay, phóng khoáng cho học sinh điểm 9, 10 là có thật. Nếu không làm vậy, giáo viên buộc phải gây áp lực học tập lên học sinh. Có khi phải làm cho học sinh tin, nếu bị điểm 8 là học dở.

Thời gian qua, xảy ra không ít câu chuyện học sinh tự tử vì áp lực điểm số. Nhiều chuyên gia đã đưa ra lời cảnh báo tuy nhiên quan niệm "học để thi", "học để lấy điểm số" vẫn còn in sâu trong tư tưởng nhiều người. Đặc biệt vào thời điểm cuối năm học, câu chuyện về điểm số càng trở thành nỗi ám ảnh với nhiều học sinh, bởi các em luôn trong tình trạng bị mang ra so sánh.

Trước câu chuyện về điểm số này, TS Nguyễn Khánh Trung (Tổ chức Giáo dục Emile Việt) đưa ra lời khuyên, để tránh tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và phụ huynh không nên công khai bảng điểm của con và không nên so sánh con với chúng bạn.

Kết quả học tập nên được xem là điều “bí mật”, chỉ lưu hành nội bộ giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh. Như vậy sẽ không gây ra bất kỳ áp lực nào và tạo môi trường sư phạm lành mạnh.

BÍCH HÀ
https://laodong.vn/xa-hoi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét